Chia sẻ này được ông đưa ra trong cuộc làm việc sáng nay với Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam Jan Wassenius, khi đề cập đến chiến lược, chính sách viễn thông và công nghệ thông tin của Việt Nam.
![]() |
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn tiếp Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam Jan Wassenius. |
Theo Bộ trưởng, Việt Nam đang tập trung xây dựng hạ tầng viễn thông và CNTT, xác định đây là một trong những hạ tầng thiết yếu, một ưu tiên hàng đầu. Việt Nam cũng đang hướng tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và hiện nhiều nhà đầu tư nước ngoài mạnh trong lĩnh vực này đã vào Việt Nam như Samsung, Huawei. Tuy nhiên, Ericsson vẫn được đánh giá cao không chỉ ở công nghệ mà còn vì khả năng đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, Bộ trưởng cho biết.
Do tầm quan trọng của viễn thông, CNTT như vậy nên Việt Nam cũng đang rất cố gắng hoàn thiện môi trường pháp lý, tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực TT&TT. Tại thời điểm này, Việt Nam đã ban hành được nhiều văn bản Luật rất quan trọng cho ngành TT&TT như Luật CNTT, Luật Viễn thông, Luật Tần số Vô tuyến điện, Thương mại điện tử và mới đây nhất là Luật An toàn thông tin. "Chúng tôi mong muốn tạo ra một hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, công bằng cho các doanh nghiệp TT&TT", ông nêu rõ.
Ghi nhận kết quả hoạt động của Ericsson Việt Nam, Bộ trưởng hoan nghênh và khuyến khích Tập đoàn tiếp tục hợp tác, mở rộng tại thị trường Việt Nam hơn nữa trong thời gian tới, đặc biệt chú trọng các chiến lược kinh doanh đầu tư. "Làm thế nào để sự đầu tư, liên kết giữa Ericsson và các doanh nghiệp TT&TT trong nước đạt hiệu quả cao nhất. Đây là mong muốn của hai Chính phủ, cũng là của cá nhân tôi", Bộ trưởng Trương Minh Tuấn bày tỏ.
Ông đã đưa ra nhiều gợi mở về hướng hợp tác tới đây cho Ericsson Việt Nam, chẳng hạn như trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Hiện VN có nhiều cơ sở đào tạo về CNTT-VT, bản thân Bộ TT&TT cũng có Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Người đứng đầu ngành TT&TT Việt Nam đề nghị Ericsson Việt Nam thúc đẩy hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành, bởi đây đang là một nút thắt trong mục tiêu đưa Việt Nam thành nước mạnh về CNTT tầm cỡ khu vực. Với con số 500.000 lao động CNTT-VT hiện tại, Việt Nam cần gấp đôi chừng đó - khoảng 1 triệu lao động CNTT-VT có trình độ sau 5 năm nữa, và đây chính là một nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm kỳ 5 năm của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, như chính ông chia sẻ.
"Ngoài Học viện thì Việt Nam cũng còn nhiều trường đại học, cơ sở đào tạo khác nữa. Rất mong Ericsson tham gia thiết kế, triển khai các nội dung, chương trình đào tạo phù hợp để nâng cao chất lượng sinh viên đầu ra cho các trường", Bộ trưởng nói.
Trước đề nghị này, phía Ericsson Việt Nam khẳng định đây hoàn toàn phù hợp với chủ trương, định hướng của Tập đoàn vì Ericsson luôn chú trọng đào tạo nhân lực tại các thị trường bản địa. "Chúng tôi ghi nhận ý kiến này từ Bộ trưởng và sẽ xem xét đưa vào chương trình hành động cụ thể trong thời gian sớm nhất".
Cũng tại cuộc làm việc, Bộ trưởng còn mong muốn Ericsson Việt Nam sẽ mở rộng hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam khi xây dựng một Trung tâm R&D riêng, đặt tại các khu Công nghệ cao của các Thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng. Việc thu hút mạnh R&D từ các Tập đoàn quốc tế sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy mạnh xu thế IoT (Internet của vạn vật), chẳng hạn như thành phố thông minh, Chính phủ điện tử...
Không những vậy, khi năng lực sáng tạo và đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong nước được cải thiện, các doanh nghiệp CNTT - VT Việt còn có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của những tập đoàn lớn như Ericsson, không chỉ hoạt động tại Việt Nam mà còn vươn ra khu vực, thế giới. Muốn vậy, sự liên kết, hỗ trợ từ các Tập đoàn đa quốc gia dành cho doanh nghiệp Việt là hết sức cần thiết.
Khuyến khích Ericsson hợp tác chặt chẽ, thảo luận các cơ hội liên kết hơn nữa cùng các nhà mạng lớn tại Việt Nam như VNPT, MobiFone, Viettel, Bộ trưởng cho biết lĩnh vực truyền hình - vốn đang triển khai đề án Số hóa truyền hình mặt đất - cũng là một lĩnh vực tiềm năng để hai bên hợp tác tới đây, do sự hội tụ giữa viễn thông, CNTT và truyền thông ngày một mạnh mẽ.
"Rất hy vọng là từ những ý tưởng hôm nay sẽ phát triển thành các chương trình hợp tác cụ thể giữa Ericsson với các Doanh nghiệp CNTT - VT Việt Nam", Bộ trưởng kết luận.
Về phía mình, Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam nhấn mạnh rằng, thị trường VT-CNTT Việt Nam đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ, nhưng sự cạnh tranh này là tốt vì nó thúc đẩy sáng tạo, nâng cao chất lượng dịch vụ và hạ thấp giá thành. "Thời gian qua, Ericsson đã hợp tác chặt chẽ cùng các mạng di động tại Việt Nam trong quá trình nâng cấp mạng lưới lên 4G LTE và hiện đại hóa hạ tầng.
"Khi chuyển đổi từ analog sang số hóa và IPTV, các nhà cung cấp trong nước sẽ rất cần người tư vấn, hướng dẫn để triển khai hiệu quả nhất. Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam tư vấn những chính sách phù hợp nhất với điều kiện của Việt Nam", ông cam kết. Đồng thời, an toàn, an ninh mạng cũng là vấn đề mà Ericsson đang rất quan tâm. "Chúng tôi sẵn sàng đưa ra những giải pháp, tư vấn cho cả mảng an toàn thiết bị lẫn an toàn trong quá trình truyền tải dữ liệu cho phía Việt Nam".
Tán thành quan điểm từ phía Chính phủ Việt Nam về việc các DN viễn thông không chỉ cần thành công trong nước mà phải tiến ra khu vực, thế giới, TGĐ Ericsson Việt Nam đánh giá đây là một định hướng mang tầm nhìn dài hạn, bền vững. Ông cam kết Ericsson sẵn sàng đồng hành, hợp tác, tư vấn về công nghệ, giải pháp, cũng như các vấn đề như bản quyền, sở hữu trí tuệ cho phía Việt Nam trên hành trình này.
Trọng Cầm
" alt=""/>Tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư viễn thông quốc tếKawasaki Ninja H2: Cuối 2014, Kawasaki giới thiệu Ninja H2 đến thị trường quốc tế. Dòng xe này nhanh chóng chiếm được cảm tình của những người yêu tốc độ bởi sức mạnh khủng khiếp mà khối động cơ tạo ra.
Ninja H2 sử dụng động cơ bốn xi-lanh thẳng hàng, siêu tăng áp, dung tích 998 cc, sản sinh 203 mã lực tại tốc độ tua máy 11.000 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 133,5 Nm tại 10.500 vòng/phút. Ngoài H2, Kawasaki còn giới thiệu phiên bản giới hạn dành cho đường đua H2R có sức mạnh lên tới 300 mã lực.
Tháng 4/2015, Ninja H2 đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam cùng mức giá 1,065 tỷ đồng. Chính mức giá khá cao khiến dòng xe này có doanh số không tốt, vì vậy, nó chỉ dành cho những người có nhiều tiền và đam mê. Ảnh: Minh Anh.
Ducati 1299 Panigale S: Ducati 1299 Panigale S là siêu môtô Ducati mạnh nhất đang bán tại Việt Nam. Khối động cơ Superquadro 1.285 phân khối, làm mát bằng dung dịch, sản sinh công suất 205 mã lực tại 10.500 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 144,6 Nm tại 8.750 vòng/phút. Tháng 7/2015, xe được nhập về Hà Nội cùng mức giá trên 1 tỷ đồng. Ảnh: Việt Hoàng. |
Yamaha YZF-R1M: Không lâu sau khi R1 đời 2015 xuất hiện tại Việt Nam, phiên bản đặc biệt R1M cũng được một đại lý tư nhân nhập về. R1M chỉ được sản xuất 500 chiếc cho thị trường châu Âu và hầu hết đã tìm được chủ nhân. So với R1 tiêu chuẩn, phiên bản M nổi bật nhờ bình xăng không sử dụng sơn mà dùng nhôm chà bóng, đầu xe và nhiều chi tiết phủ sợi carbon. R1M sử dụng khối động cơ crossplane 4 thì, làm mát bằng chất lỏng, phun nhiên liệu điện tử, bốn xi-lanh thẳng hàng, dung tích 998 cc, sản sinh 200 mã lực tại 13.500 vòng/phút cùng 112,4 Nm mô-men xoắn tại 11.500 vòng/phút. Xe có giá gần 900 triệu đồng tại Việt Nam. Ảnh: Minh Anh. |
![]() |
BMW S1000RR: BMW S1000RR 2015 sử dụng động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng, làm mát bằng dung dịch, DOHC, dung tích 999 cc kết hợp hộp số 6 cấp, sản sinh công suất 198 mã lực tại 13.500 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 113 Nm tại 10.500 vòng/phút. Khả năng tăng tốc từ 0 lên 100 km/h trong 3,1 giây, tốc độ tối đa trên 300 km/h. Siêu môtô này được yêu thích bởi kiểu dáng độc đáo, “mắt tròn mắt dẹt”, nhiều món đồ chơi hàng hiệu gắn sẵn. BMW S1000RR phiên bản nâng cấp 2015 có giá 758 triệu đồng tại Việt Nam. Ảnh: BMW. |
![]() |
Honda CBR1000RR SP: Đây là dòng siêu môtô được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, so với bốn đối thủ ở trên, Honda có phần lép vế. Bản đặc biệt SP giảm 6 kg so với phiên bản thường (199 kg so với 205 kg). Sức mạnh xe cũng được tăng thêm 7 mã lực, đạt 178 mã lực tại 12.250 vòng/phút, mô-men xoắn 114Nm tại 10.500 vòng/phút. Đây là dòng siêu môtô rẻ nhất trong số những chiếc xe trong danh sách. CBR1000RR SP có giá khoảng 700 triệu đồng tại Việt Nam. Ảnh: Duy Thông. |